Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời
Người dùng xe điện Tesla sắp có nền tảng chạy taxi kiếm thêm thu nhập
Về tình hình xung đột ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 3.1 viết trên kênh Telegram cho biết, trong ba ngày đầu tiên của năm 2025, Nga đã phóng 300 máy bay không người lái (UAV) tấn công và gần 20 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine. Ông cho biết hầu hết tên lửa và UAV Nga đã bị bắn hạ hoặc đánh chặn.Ông Zelensky kêu gọi đồng minh hỗ trợ nhiều hơn nữa để Kyiv có được những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhằm đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công của Nga.Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trở lại Đức vào tuần tới để tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Đây là một liên minh quốc tế gồm hàng chục quốc gia đã cam kết hậu thuẫn cho Ukraine đối phó với Nga.Hội nghị của nhóm liên lạc nêu trên dự kiến sẽ là sự kiện cuối cùng mà ông Austin tham dự trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.Trong khi các đồng minh vẫn thể hiện tinh thần sát cánh cùng Ukraine, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga lại đưa ra thông tin cho rằng phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sẽ sớm sụp đổ.Ukraine nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với tình huống viện trợ của Mỹ suy giảm sau khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20.1, bởi ông Trump đã nhiều lần chỉ trích mức độ viện trợ của Washington cho Kyiv và tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc chiến.Ukraine bác bỏ những thỏa thuận đàm phán có đi kèm điều kiện nhượng bộ về lãnh thổ. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 2.1 ở Kyiv, ông Zelensky bày tỏ hy vọng tổng thống mới của nước Mỹ có thể là “chất xúc tác” cho một thỏa thuận tốt hơn.Ở Trung Đông, miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây.Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.Tính đến chiều 3.1 (giờ Việt Nam), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 4.1.2025 của Báo Thanh Niên.
Messi sắp trở lại, Inter Miami mừng hơn ‘bắt được vàng’
CLB Nongpookao x Nongpoothan của Thái Lan là đội bóng thứ 2 của đất nước xứ sở chùa vàng sang Việt Nam tham dự giải bóng đá 7 người quốc tế. Ở lần đầu tiên tổ chức cuối năm 2022, CLB Ghost Gate đã để lại dấu ấn lớn khi giành ngôi á quân và chỉ để thua đội tuyển chọn bóng đá 7 người Việt Nam với tỷ số 2-3 ở trận “chung kết" của giải.
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.
Nhận định Barcelona vs Granada (0 giờ ngày 30.4): Ngôi đầu 'chào đón' Barcelona
Anh Brian Le trưởng thành trong một gia đình có truyền thống sâu sắc về giáo dục. Bác ruột của anh là người sáng lập và quản lý hệ thống trung tâm ngoại ngữ với hơn 100 cơ sở tại Sài Gòn - là một cơ ngơi có tiếng trong lịch sử giáo dục thành phố. Không dừng lại ở đó, bác thứ của anh từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng Trường Nguyễn Du, một trong những ngôi trường phổ thông danh giá tại TP.HCM.Tiếp nối truyền thống đó, ba của anh là tiến sĩ Lê Đức Ánh đã dành hơn 25 năm gắn bó với Trường Quốc tế TIS, xây dựng nơi đây trở thành một trong những trường tư thục liên cấp tiên phong tại TP.HCM từ năm 1999. Trường Quốc tế TIS là ngôi trường nội trú giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế Tú Tài Mỹ, chú trọng đến sự phát triển toàn diện của học sinh cả về học thuật, kỹ năng sống và nhân cách của học sinh trong thời đại mới.Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Cornell (đại học thành viên Đại học Ivy League), anh trở về Việt Nam viết tiếp hành trình sự nghiệp giáo dục của gia đình. Hiện tại, trên cương vị CEO của TIS, anh Brian Le đang tiếp tục kế thừa và nâng tầm những giá trị của sự nghiệp gia đình bằng chuyên môn quản lý được hun đúc từ nhiều năm sinh sống, học tập tại Hoa Kỳ. Anh đã nỗ lực đưa những cải tiến chiến lược để đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục toàn cầu, mang TIS tiệm cận với những mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ.Với Trường Quốc tế TIS, anh tập trung xây dựng một môi trường học tập cá nhân hóa, nơi mỗi học sinh đều được hỗ trợ để phát huy tối đa thế mạnh của bản thân. Anh tin rằng: "Giáo dục không phải là đào tạo những con người giống nhau mà là giúp mỗi học sinh tìm ra giá trị riêng biệt và tự tin theo đuổi những gì tốt đẹp nhất trong mỗi người".Truyền thống giáo dục của gia đình anh Brian Le không dừng lại trong phạm vi gia đình và quốc gia, em trai anh Brian Le sau khi tốt nghiệp Hóa - sinh tại University of California, Los Angeles (UCLA) - trường công lập số 1 Hoa Kỳ (theo US News & World Report 2024), hiện cũng đang là giáo viên tại Mỹ, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở một môi trường giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới. Tinh thần giáo dục của gia đình anh không chỉ gói gọn trong biên giới Việt Nam mà còn vươn xa, trở thành một phần của dòng chảy tri thức toàn cầu.Hơn hết, các thế hệ học sinh của Trường Quốc tế TIS hiện nay đều đã thành công ở các vai trò như nghệ sĩ, bác sĩ, kỹ sư, học giả nghiên cứu,... và làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia trong nước lẫn quốc tế như Apple, Vinfast, Heineken,... Bên cạnh đó, có những cựu học sinh đã học tập, đang giảng dạy và nghiên cứu tại các đại học hàng đầu thế giới như Yale, UCLA, La Trobe, Melbourne, Massey, RMIT,... Năm 2024 đánh dấu cột mốc 25 năm của Trường Quốc tế TIS. Dưới sự lãnh đạo của Brian Le, trường tiếp tục là ngọn cờ tiên phong trong việc kết hợp giữa truyền thống và đổi mới, giữ vững những giá trị gia đình đồng thời mở rộng cánh cửa hội nhập quốc tế.Di sản của gia đình không chỉ là động lực mà còn là nền tảng để anh Brian Le thực hiện khát vọng xây dựng một môi trường giáo dục không ngừng phát triển. Anh nhấn mạnh: "Thành công của một ngôi trường không nằm ở cơ sở vật chất mà nằm ở những con người bước ra từ nơi đó, họ là ai và biết mình là ai. Tôi tự hào khi mỗi học sinh bước ra từ TIS đều mang trong mình sự tự tin và bản lĩnh để chinh phục những giấc mơ lớn".Hành trình của anh Brian Le tại TIS là minh chứng cho sức mạnh của việc gìn giữ di sản gia đình và chuyển hóa nó thành động lực để kiến tạo những giá trị bền vững cho thế hệ mai sau.Khám phá chương trình Tú Tài Mỹ tại TIS - Nơi chắp cánh cho hành trình trưởng thành của con bạn!📞 Liên hệ ngay: (84.28) 3844 2345 - 090 231 41 40📍 Địa chỉ: 305 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM